Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân.

Việt Nam là một quốc gia có dân số khá trẻ, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về hôn nhân & gia đình luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Khẳng định được vai trò đó, đến với Công ty luật Nguyễn Nga và Cộng sự bạn sẽ được tư vấn cụ thể và chi tiết các vấn đề Hôn nhân và gia đình sau đây:

  • Tư vấn thủ tục kết hôn
  • Tư vấn điều kiện kết hôn
  • Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài
  • Tư vấn nhận con nuôi
  • Quyền của cha mẹ với con cái
  • Thủ tục ly hôn đơn phương
  • Thủ tục ly hôn đồng thuận
  • Giành quyền nuôi con sau ly hôn
  • Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau ly hôn, chia tài sản chung của vợ, chồng với gia đình
  • Chia tài sản chung khi góp vốn thành lập doanh nghiệp
  • Chế độ cấp dưỡng cho con cái sau khi ly hôn
  • Quan hệ của các thành viên trong gia đình
  • Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
  • Nhận con nuôi là người nước ngoài…

THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

1 – Căn Cứ Yêu Cầu Đơn Phương Ly Hôn (Điều 56 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014)

(i) Khi hòa giải không thành, Tòa án xét căn cứ:
– Vợ /chồng có hành vi bạo lực;
– Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được;
(ii) Trường hợp vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho yêu cầu ly hôn;
(iii) Trường hợp yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ bạo lực làm ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần của người kia.

2 – Một số trường hợp xét căn cứ tình trạng hôn nhân trầm trọng:
(i) Mục đích hôn nhân không đạt được;
(ii) Không còn tình nghĩa vợ chồng;
(iii) Không bình đẳng;
(iv) Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ/chồng;
(vi) Không tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
(vii) Không tạo điều kiện cho nhau phát triển.

3. Hồ sơ ly hôn
(i) Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu );
(ii) Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng, xác nhận nơi cư trú ;
(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ;
(iv) Giấy khai sinh của các con ;
(v) Các tài liệu khác chứng minh liên quan tới tài sản …

4. Thời hạn tố tụng
Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: thời hạn khoảng 4 – 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản phức tạp thì có thể kéo dài hơn);
Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng 3 – 4 tháng (nếu có kháng cáo).

5. Thẩm quyền tòa án
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án giải quyết thẩm quyền theo lãnh thổ đối với các vụ án dân sự căn cứ theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo đó Tòa án có thẩm quyền:
– Tòa án quận/huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn;
– Tòa án cấp tình/thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp có yếu tố nước ngoài.

6. Các Bước Tiến Hành Thủ Tục Đơn Phương Ly Hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đối với việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
Bước 2: Nhận thông báo thụ lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật;
Bước 5: Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử Phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

6. Cấp dưỡng:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng cho các trường hợp sau: (i) con chưa thành niên ; (ii) con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sốngchung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

– Mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật được xác lập trên cơ sở tình hình nhu cầu thực tế của người con và thu nhập hiện tại của cha/mẹ.
– Cách xác định mức cấp dưỡng: trong trường hợp hai vợ, chồng không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng trên cơ sở thực tiễn.

7. Án phí
– Tạm ứng án phí: 50% án phí
-Án phí:
+ Án và việc hôn nhân và đình – không có giá ngạch: 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng)
+ Án (có tranh chấp tài sản) – trường hợp án phí có giá ngạch: được tính theo Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *