thực hiện đủ các yêu cầu, điều kiện mà pháp luật luật quy địnhHành vi nhập hoặc tách vụ án hành chính cần xác định vào nội dung khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Việc tách nhập vụ án hành chính của Tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi của người khởi kiện trong từng vụ án. Để thực hiện chính xác cần phải căn cứ theo điều kiện phù hợp để tiến hành xét xử.

Nhập, tách vụ án hành chính

Quy định về điều kiện nhập hoặc tách vụ án hành chính

Điều kiện để nhập vụ án hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về điều kiện để nhập vụ án hành chính:

  • Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;
  • Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải đảm bảo việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.

Khi thực hiện nhập hai hay nhiều vụ án hành chính đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án hành chính để giải quyết phải đáp ứng đủ 2 điều kiện đã được quy định.

Điều kiện để tách vụ án hành chính

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về điều kiện để tách vụ án hành chính:

Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án hành chính khác nhau để giải quyết trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan với nhau.

Cần phải xem xét nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vì vậy phải thực hiện tách vụ án nếu vụ án hành chính mang tính chất khác nhau.

Thẩm quyền ra quyết định nhập tách vụ án hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Chánh án Tòa án có nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính.

Do đó, Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định nhập hoặc tách vụ án.

Đồng thời căn cứ khoản 3 Điều 35 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về việc Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho đương sự để biết. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp để Viện Kiểm sát có thể kiểm sát việc Tòa án ra quyết định nhập hoặc tách vụ án có đảm bảo đúng và đủ các điều kiện của pháp luật quy định.

Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính

Không đồng ý với quyết định nhập hoặc tách vụ án thì làm sao ?

Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp để Viện Kiểm sát kiểm sát việc Tòa án ra quyết định nhập hoặc tách vụ án có đảm bảo đúng và đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 35 Luật Tố tụng Hành chính 2015 hay không. Do đó khi nhận được quyết định nhập hoặc tách vụ án, Viện Kiểm sát phải kịp thời nghiên cứu, kiểm sát chặt chẽ các điều kiện nhập hoặc tách, kiểm sát thẩm quyền ra quyết định, nếu không đúng và đủ các căn cứ, điều kiện để tách hoặc nhập vụ án thì Viện Kiểm sát phải kịp thời kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục đối với các vi phạm, để việc nhập hoặc tách vụ án đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án hành chính

Xem thêm: Cơ sở yêu cầu tách giải quyết vụ án dân sự trong vụ án hình sự

Luật sư tư vấn nhập, tách vụ án hành chính

Luật sư tư vấn thủ tục nhập hoặc tách vụ án hành chính

  • Tư vấn các quy định pháp luật về điều kiện nhập hoặc tách vụ án hành chính
  • Tư vấn trình tự thủ tục khởi kiện đến quyết định không phù hợp
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn khởi kiện phù hợp với pháp luật để tiến hành khởi kiện khi không đồng ý với quyết định
  • Thay mặt khách hàng tham gia xét xử vụ án
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến thời hạn, thời hiệu ra quyết định tách nhập vụ án

Nhập hoặc tách vụ án hành chính là quyết định nhằm mục đích kết hợp các vụ án có cùng bản chất thành một vụ án chung để tiến hành xét xử nhanh chóng. Đôi khi quyết định tách nhập sẽ gây bất lợi đến đối tượng của vụ án. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật hành chính, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *